7 thay đổi lối sống giúp quản lý bệnh suy tim tốt hơn

Kiểm soát bệnh bằng cách thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mỗi ngày

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn bị suy tim?

Người bệnh suy tim cần cẩn thận các biến chứng nguy hiểm

Tăng áp động mạch phổi có thể dẫn tới nguy cơ suy tim

Phụ nữ không có con, mãn kinh sớm có nguy cơ cao mắc suy tim

Vận động nhiều hơn

Nếu tình trạng suy tim của bạn không quá nghiêm trọng, tập thể dục vừa sức thường xuyên là một biện pháp tốt giúp tăng cường lưu thông máu, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.

Hãy thảo luận với bác sỹ để bắt đầu việc tập luyện của mình. Bắt đầu bằng cách đi bộ 5 - 15 phút từ 3 - 5 lần/tuần. Dần dần, bạn có thể đi bộ thường xuyên hơn, từ 30 - 45 phút. Tuy nhiên đừng cố gắng quá sức vì điều này có thể khiến tim bị tổn thương nhiều hơn. Bạn cũng nên nghỉ ngơi thường xuyên trong quá trình đi bộ nếu cảm thấy mệt, uể oải.

Kiểm soát cân nặng

Theo dõi cân nặng sẽ giúp bạn kiểm soát suy tim tốt hơn

Với người bệnh suy tim mạn tính, theo dõi cân nặng thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh tốt hơn. Nếu thấy tăng cân đột ngột, từ 0,9 - 1,3kg/ngày hoặc tăng hơn 2kg/tuần, rất có thể cơ thể bạn đang bị phù (giữ nước) và tình trạng suy tim đang trở nặng. Tốt hơn hết, bạn nên kiểm soát cân nặng hàng ngày, giữ cân nặng ổn định để giảm thiểu áp lực lên tim.

Bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá có thể là một trong những thay đổi khó thực hiện nhất, nhưng lại có thể mang tới nhiều lợi ích nhất cho tim của bạn. Hút thuốc có thể gây tổn thương thành động mạch, tổn thương cơ tim, gây tăng huyết áp, giảm nồng độ oxy trong máu…

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Tiêu thụ các thực phẩm có lợi cho tim mạch có thể giúp làm giảm cholesterol, huyết áp cũng như giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Một trong những lưu ý trong chế độ ăn cho người suy tim là giảm muối, giảm các thực phẩm giàu chất béo. Việc ăn quá nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước, gây tăng huyết áp. Các thực phẩm giàu chất béo có thể là tăng nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch gây đột quỵ, làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim.

Người bệnh suy tim nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, sữa ít béo và cá. Bạn cũng nên hạn chế các loại thịt đỏ và các thực phẩm chứa nhiều đường.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Có giấc ngủ tốt sẽ giúp bạn nghỉ ngơi, thư giãn tốt hơn, giúp quản lý các triệu chứng suy tim. Nếu bạn bị ho, khó thở… hãy thử kê thêm gối, nâng cao đầu khi ngủ để cảm thấy thoải mái hơn. Nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi khi thức dậy.

Hạn chế rượu bia

Các hoạt chất sinh học từ Đan sâm, Natto, Vàng đằng và L-carnitin có khả năng giãn mạch, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu ra vào tim, giúp giảm khó thở, mệt mỏi, ho, phù và hồi phục chức năng tim cho người bệnh suy tim.

Các loại đồ uống có cồn có thể gây tổn thương cơ tim, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và ảnh hưởng tới hiệu quả của các loại thuốc bạn đang sử dụng. Các bác sỹ có thể khuyên bạn bỏ rượu bia hoàn toàn nếu bạn bị phù, sưng chân, tay…

Giảm căng thẳng

Căng thẳng, stress có thể làm tăng áp lực lên tim, khiến tim đập nhanh hơn và làm trầm trọng tình trạng suy tim. Tốt hơn hết, bạn nên dành nhiều thời gian gặp gỡ bạn bè, tập yoga, thiền định… để giảm căng thẳng trong cuộc sống. Một số biện pháp trị liệu bằng hương thơm, massage… cũng có thể có tác dụng giảm căng thẳng, stress hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Inhealth, CNN)

Gợi ý thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang có chứa Đan sâm, Natto, Vàng đằng và L-carnitin giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, ho, phù… hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho người bị suy tim.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch